CHỮA BỆNH VẢY NẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?

“Thuốc nào chữa bệnh vẩy nến” là thắc mắc chung không chỉ của người bệnh mà còn của người thân khi trong nhà có người mắc bệnh vảy nến. Nỗi lo lắng hiện rõ trên gương mặt khi sự bùng phát bệnh vảy nến làm cho người mắc bệnh rất khổ sở và bất an.


“Thuốc nào chữa bệnh vẩy nến” là thắc mắc chung không chỉ của người bệnh mà còn của người thân khi trong nhà có người mắc bệnh vảy nến. Nỗi lo lắng hiện rõ trên gương mặt khi sự bùng phát bệnh vảy nến làm cho người mắc bệnh rất khổ sở và bất an.


Vậy, cách trị bệnh vảy nến như thế nào? Bệnh có chữa khỏi hẳn không? Nơi nào chữa bệnh vảy nến? Trước tiên người bệnh cần hiểu rõ về bệnh vảy nến là gì, từ đó việc chữa bệnh sẽ rất đơn giản và hiệu quả.


Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một bệnh về da mạn tính, hay tái phát nếu nhiều đợt khác nhau. Sự rối loạn khiến các tế bào sừng bị kích thích, nhân lên nhanh so với bình thường. Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và không phân biệt nam, nữ, trẻ em hay người lớn. Bệnh vảy nến không chỉ gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh.


Phân loại bệnh vảy nến:
Bệnh vảy nến có nhiều dạng như:
- Vảy nến mảng: khô da, đỏ, vùng tổn thương tăng lên dạng vảy bạc, bong tróc nhiều lớp, hay gặp ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu.
- Vảy nến thể giọt: có hình dạng như những nốt vảy nhỏ, màu đỏ, hình giọt nước.
- Vảy nến mụn mủ: là thể nghiêm trọng của bệnh vảy nến, có các mụn mủ trên các mảng có thể làm chảy mủ và để lại các tổn thương.
- Vảy nến móng tay, móng chân: ban đầu đốm màu vàng xuất hiện rải rác trên móng tay và chân. Sau đó thường có sự tách biệt lớp sừng móng ra khỏi đầu ngón và các móng thường giòn và phá vỡ dễ dàng.


Dấu hiệu của bệnh vẩy nến:
Bệnh vảy nến có các triệu chứng như: da dày lên, xuất hiện các mảng, da đổi màu, thường ửng đỏ, có vảy bong tróc, ngứa, đau, da nứt nẻ, khô ráp. móng tay chân bị nứt, dễ gãy.


Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến:
Bệnh vảy nến phát sinh do nhiều nguyên nhân như: rối loạn ở hệ thống miễn dịch, yếu tố di truyền, tổn thương da như trầy xước, vết cắt, bị côn trùng đốt hoặc bỏng nắng, Căng thẳng quá mức, sử dụng nhiều rượu bia, sử dụng một số thuốc điều trị sốt rét, thuốc ức chế men chuyển…


Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến:
Bệnh vảy nến không chỉ có tác hại đến da mà còn gây ra các biến chứng như viêm khớp gây đau, cứng các khớp. Ngoài ra, mắc vảy nến còn có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như: tiểu đường, rối loạn lipid máu, đột quỵ, đau thắt ngực.


Cách thăm khám và chẩn đoán bệnh:
Dựa vào đặc điểm da để xác định có phải bệnh vảy nến hay không. Khi có dấu hiệu của bệnh vảy nến, người bệnh nên chữa sớm giúp cho việc điều trị được thuận lợi và bệnh nhanh hết. Tránh được các biến chứng và giảm chi phí điều trị.


Nơi khám chữa bệnh vẩy nến
Nếu mắc bệnh vảy nến, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất, hoặc liên hệ hotline 0767732126 (zalo) để được khám và tư vấn miễn phí.


Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh vảy nến, giúp cho người mắc bệnh có những kiến thức cơ bản để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị sớm.


Để đặt lịch khám tại Đông y Bảo Thanh Đường, bạn đọc vui lòng bấm số HOTLINE 0767732126 (zalo) hoặc đặt lịch trực tiếp tại
www.baothanhduong.com.vn.


Hệ thống phòng khám Bảo Thanh Đường tại:


TPHCM: 210 Lê Lai, Q.1, ĐT 02839252818/0767732126.


HÀ NỘI: 90 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, ĐT 0912050568.


ĐÀ NẴNG: 60A Lê Hồng Phong, Q. Hải Châu, ĐT 0907566072.
Xem các tin cùng chuyên đề
KẾT HỢP THUỐC THOA VÀ THUỐC UỐNG ĐỂ TRỊ BỆNH VẢY NẾN HIỆU QUẢ
Người mắc vảy nến sẽ có triệu chứng mảng vảy lan ra ngày càng nhiều, có khi khắp toàn thân, mặt, da đầu, các móng sun và sưng đau. Trường hợp bệnh nặng có kèm theo các khớp sưng do hệ miễn dịch suy yếu.
Bệnh vảy nến có thể làm tổn thương khớp
Một khi có những dấu hiệu tổn thương móng, đau khớp, bệnh vảy nến càng bị nặng, bong vảy nhiều hơn. Các khớp tay, ngón tay, ngón chân của bệnh nhân có thể bị biến dạng, co quắp. Một số trường hợp nặng khớp ngón có thể bị mất đi, gây ảnh đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.
MỐI NGUY KHI BỊ VẢY NẾN THỂ GIỌT
Lương y Bảo Thanh Đường cho biết, nhiều người thường lầm tưởng bệnh vảy nến thể giọt không nguy hại, nhưng thực tế bệnh nhân có thể xảy ra viêm họng liên cầu trước khi bị vảy nến thể giọt.
CHỮA TRỊ VẢY NẾN SAU NHIỀU NĂM MẮC BỆNH!
Chị Mai bị vảy nến từ 10 năm trước. Lúc đầu, chị thấy trong người nổi vài nốt đỏ, trên đầu có biểu hiện các vảy trắng rơi vãi khi chải đầu. Chị nghĩ đó chỉ là gàu và dị ứng, không đáng quan tâm nên lờ đi.
Vài tháng sau, chị mang thai bé thứ hai. Niềm vui vừa chớm nhưng chị không khỏi lo lắng khi phát hiện những vết đỏ nổi trên da nhiều hơn, đầu bong tróc vảy, ngứa gấp mấy lần trước đó.
ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH VẢY NẾN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Gần đây nhiều tình trạng mắc bệnh vảy nến còn ảnh hưởng đến tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Như vậy cần kiểm soát tốt nhất có thể đối vớ bệnh vảy nến.