Bệnh thường có triệu chứng là một loạt những đốm nhỏ trên toàn thân, có thể nhiều hơn ở lưng, tay chân, cổ, đầu, da đầu. Những đốm này thường có màu hồng tươi hoặc đỏ trên nền da trắng, nếu da người bệnh sẫm màu có thể sẽ thấy màu đỏ hoặc tối hơn. Nhiều bệnh nhân cảm thấy ngứa và đau, trong khi một số người khác thì không.
Lương y Bảo Thanh Đường chia sẻ thêm, điều trị bệnh vảy nến thể giọt phải đúng cách, các tổn thương của bệnh có thể mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng. Như những thể khác của vảy nến, điều quan trọng trong điều trị vảy nến thể giọt là dưỡng ẩm da thường xuyên và đúng cách để góp phần giúp da bớt tổn thương và hấp thu thuốc tốt hơn. Trong trường hợp nếu điều trị khỏi người bệnh có thể sẽ không bị tái phát. Tuy nhiên, có khoảng 50% người bệnh tiếp tục bị mạn tính hoặc phát triển thành những thể khác của bệnh vảy nến.
Trong Đông y, bệnh vảy nến thể giọt được chia làm nhiều thể, tương ứng với từng biểu hiện trên da như thể phong nhiệt với nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, màu trắng đục, ngứa nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, có thể gây hoại tử da...
Thể phong huyết táo với các nốt thường có màu đỏ, kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng. Ngoài ra còn có các thể như phong hàn, thể thấp nhiệt, thể huyết nhiệt, thể huyết, thể huyết hư...
Với những loại thuốc bôi đặc trị của Bảo Thanh Đường khi bôi lên vùng da hồng đỏ, người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn và thuốc uống đặc hiệu được cô thành viên rất dễ sử dụng, hỗ trợ làm mát gan, tiêu viêm, lợi tiểu...
Chị Nguyễn Thanh Mai (37 tuổi, quận 7, TP HCM), một trong nhiều bệnh nhân của phòng khám đông y Bảo Thanh Đường cho biết, chị bị bệnh vảy nến thể giọt toàn thân. Mỗi lần cởi áo để tắm chị để ý có rất nhiều đám vảy, chỉ cần gãi nhẹ là chúng rơi ra.
"Ngay bản thân tôi cũng cảm thấy ngán ngẩm với căn bệnh này. Các lương y không có cảm giác lạnh lùng với căn bệnh của tôi, mặc dù mùi hôi và tanh của bệnh vảy nến do các lớp da ăn mòn cứ tỏa ra. Các lương y vẫn tỉ mỉ soi da và bắt mạch cho tôi cẩn thận", chị nói.
Theo chia sẻ của lương y Bảo Thanh Đường, sau hai tuần chữa trị bằng thuốc của phòng khám, căn bệnh vảy nến thể giọt của chị Mai có dấu hiệu thuyên giảm, bớt tróc vảy, chị cũng giảm bớt mặc cảm tâm lý. Ngoài thuốc bôi và thuốc uống, Bảo Thanh Đường còn có loại thuốc tắm được bào chế bằng thảo dược. Loại sữa tắm thảo dược này hỗ trợ làn da và cơ thể dịu mát, góp phần giúp giảm cảm giác nóng ở da, vì cơ địa của người bị vảy nến rất nóng.
Sau khi phục hồi, da có thể giảm tróc vảy, mịn màng hơn tuy nhiên theo lương y, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, hạn chế cào gãi khi ngứa, những thức ăn cay, tanh, nóng...