Phòng Khám Đông Y Bảo Thanh ĐườngPhòng Khám Đông YBảo Thanh Đường

"Y học cổ truyền, khám & chữa bệnh
theo phương pháp đông y"

ví dụ: cách chữa bệnh vảy nến
HOTLINE: 076.773.2126
028.3925.2818 024.3942.3585CHAT!
Bảo Thanh Đường
Uy tín & bề dày kinh nghiệm
Nổi tiếng chữa bệnh ngoài da, phụ khoa, khớp, tiểu đường, dạ dày,...
Sản phẩm bài thuốc
độc đáo công dụng cao

Kiến thức về đông y

Tìm hiểu về các loại bài thuốc đông y và cách dùng

Y học cổ truyền đã phát triển từ thời kỳ dựng nước và đến nay vẫn không ngừng phát triển. Bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những loại bài thuốc đông y và cách dùng những bài thuốc này như thế nào cho hiệu quả, để có thể tận dụng được hết công dụng của thuốc.

Tìm hiểu về các loại bài thuốc đông y và cách dùng

Đôi nét về bài thuốc Đông y

Cho dù là bài thuốc đông y (Nam hay Bắc) đều có thể gồm 1 vị hay nhiều vị.

Ví dụ: Bài Độc ẩm thang chỉ có vị Nhân sâm, bài thuốc chữa viêm gan chỉ có vị Nhân trần. Bài thuốc nhiều vị là có hai vị trở lên như bài Thông xị thang gồm có Thông bạch và Đạm đậu xị hay bài Nhân trần Chi tử thang gồm có Nhân trần và Chi tử, Những bài thuốc Đông y đều do người thầy thuốc hoặc nhân dân dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh mà dựng nên.

Việc phân loại bài thuốc dựa theo 8 phương pháp điều trị của Đông y như: Thuốc giải biểu, thuốc gây nôn, thuốc tả hạ, thuốc hòa giải, thuốc thanh nhiệt, thuốc khu hàn, thuốc tiêu đạo, thuốc bổ dưỡng. Ngoài ra còn có các loại thuốc lý khí, lý huyết, thuốc khu phong, thuốc trừ thấp, thuốc khai khiếu, thuốc cố sáp, thuốc trục trùng.

Bài Thuốc Đông Y và cách dùng

Các dạng thuốc và cách sử dụng

Thuốc đông y thường dùng gồm 5 loại: Thang, hoàn, tán, cao, đan. 4 loại nói sau là thuốc chế sẵn thường gọi là cao đan hoàn tán, có loại mang tên là hoàn tán nhưng thực tế ứng dụng như thuốc thang.

1. Thuốc thangThuốc thang

Đem vị thuốc đun với nước thành thuốc nước (có lúc cho vào ít rượu) bỏ bã đi, uống nóng gọi là thuốc thang. Vị thuốc đông y phần lớn là thực vật, cho nước vào đun sôi, chất thuốc thôi ra trong nước, sau khi uống hấp thu vào người tác dụng của nó tương đối mạnh mà dễ xử lý linh hoạt, thích ứng với các loại bệnh, là một loại thông dụng nhất trong các loại. Với chứng bệnh phức tạp biến chứng nhiều, dùng thuốc thang là hợp nhất.

Đặc điểm là dễ gia giảm hợp với tình hình bệnh cho nên là loại thuốc thường được dùng nhiều nhất trên lâm sàng.

Nhược điểm chính của thuốc thang là cồng kềnh, mất công sắc thuốc, mất thì giờ, tốn chất đốt, có lúc lượng thuốc nhiều đối với trẻ em sẽ khó uống và khuyết điểm lớn nhất của nó là đun sắc không tiện và trẻ con không thích uống.

2. Thuốc hoàn(thuốc viên)

Đem thuốc tán bột mịn dùng với nước mật hoặc hồ viên thành hoàn. Khi dùng thuận tiện nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm, thường dùng chữa bệnh thư hoãn. Nhưng có vài vị thuốc dược tính mãnh liệt mà muốn được hấp thu từ từ nên chế thành hoàn. Ưu điểm của thuốc là cho đơn có được uống ngay nhưng thuốc để lâu khó bảo quản, liều lượng có khi phải dùng nhiều, trẻ nhỏ khó uống.

Thuốc hoàn

3. Thuốc tán

Đem vị thuốc tán thật nhỏ thành bột mịn dùng với nước mật hoặc hồ viên thành hoàn. Thuốc tán uống trong có thể tiêu với nước nóng hoặc đun sắc lên uống như thuốc thang. Tác dụng của nó gần như thuốc thang, khuyết điểm là khi dùng không tiện, còn khó bảo quản hơn thuốc hoàn, thuốc tán dùng ngoài là đem vị thuốc tán thật nhỏ xoa hoặc đắp lên chỗ đau, phần nhiều dùng chữa bệnh ngoại khoa, thương khoa, hầu khoa, nhãn khoa.

4. Thuốc cao

 Là dạng thuốc được sắc lấy nước cô đặc thành cao, thuốc có thể chế thành dạng sirô hoặc dạng rượu để dễ bảo quản. Được chia làm 2 loại uống trong và dùng ngoài. Thuốc cao uống trong thì đun sắc thuốc xong bỏ bã, cho đường cục hoặc mật ong vào cô đặc thành cao, lúc dùng uống với nước chín. Ưu điểm của nó là tận dụng được hết tinh chất của thuốc, đã cô thành cao mùi vị thơm dễ uống, chữa bệnh mạn tính, trị bổ, điều lý là thích hợp, khuyết điểm là không để lâu được, phần nhiều dùng trong mùa đông. Thuốc cao dùng ngoài có thuốc cao và dầu cao.

5. Thuốc đan(đơn)

Thuốc hoàn hoặc tán, đưọc tinh chế như các loại Chí bảo đơn, Hồi xuân đơn, Tử tuyết đơn. Có thuốc muốn chứng tỏ linh nghiệm nên gọi là đan như Thần tê đan, Cam lộ tiêu độc đan. Thuốc đan có tán, hoàn, khoai (cục), có thể uống trong hoặc dùng ngoài. Ngoài ra còn có đan tửu đan lộ v.v…

Cách sắc thuốc và cách dùng thuốc đông y

Nên sử dụng ấm đất, vì dùng ấm kim loại sẽ có phản ứng hóa học khi có tác dụng nhiệt. Thuốc bỏ vào ấm đổ nước ngập khoảng 2 cm, ngâm thuốc khoảng 15 - 20 phút trước lúc sắc cho thuốc ngấm đều nước, với thang thuốc ngoại cảm thường sắc 2 lần. Mỗi lần sắc còn 1/3 lượng nước đổ vào, thuốc bổ nên sắc 3 lần lúc nước sôi cho nhỏ lửa, sắc lâu hơn và thuốc cô đặc hơn.

Những lưu ý khi sắc thuốc

  • Những thuốc thơm có tinh dầu như Bạc hà, Hoắc hương, Kinh giới. nên cho vào sau ( 10 phút trước khi đem thuốc xuống).
  • Những loại thuốc cứng, nặng như vỏ sò, mai rùa cần đập vụn và cho vào sắc trước.
  • Những thứ hạt nhỏ như hạt Củ cải, hạt Tía tô.nên bỏ vào vải rồi cho vào sắc.
  • Những thuốc có độc tính như: Phụ tử, Ô đầu, Thảo ô. nên sắc trước độ nửa giờ rồi cho các thuốc khác vào sau.
  • Những thuốc quí như: Nhân sâm hoặc thuốc nam lượng nhiều quá cũng nên sắc riêng rồi trộn chung với thuốc sắc để uống.

Cách dùng thuốc: Tùy theo loại thuốc mà cách uống thuốc khác nhau, thường mỗi thang thuốc sắc 2 lần.

  • Nếu là thang thuốc bổ nên sắc 3 lần rồi trộn lẫn uống trong một ngày.
  • Thuốc thanh nhiệt và thuốc dưỡng âm nên uống lúc nguội.
  • Thuốc tán hàn và thuốc bổ dương nên uống nóng.
  • Thuốc chữa ngoại cảm, trừ phong nên uống lúc đang bệnh.
  • Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh mạn tính nên uống vào sau lúc ăn 1 - 2 giờ, thường uống vào 8 giờ sáng, 2 giờ chiều, tối trước lúc đi ngủ. Đối với trẻ em lượng thuốc có thể chia nhiều lần để uống trong ngày.

Đơn vị cân thuốc: Theo cân lượng thường dùng cân thuốc Đông y ( 1 cân = 16 lạng) tính thành gam như sau:

1 cân = 500 gam.
1 lạng = 31,25 gam.
1 đồng cân = 3,1 gam.
1 phân = 0,31 gam.
1 gam = 3 phân 2 ly.
1 ly = 0,03 gam.

Để hiểu rõ hơn về các dùng thuốc, quý khách có thể đến Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Bảo Thanh Đường 210 Lê Lai, TP. Hồ Chí Minh để được hướng dẫn tường tận.

 

Xem các tin cùng chuyên đề
  • Mắc Bệnh Chàm Bìu Có Nguy Hiểm Không?

    Chàm bìu là một tình trạng viêm da hay gặp, da vùng bìu thường trở nên dày, đỏ, bong vảy, gây kích ứng, dị ứng, bệnh hay tái phát, ảnh hưởng cuộc sống.

  • Bạn có lo sợ mất hết vân tayBạn có lo sợ mất hết vân tay

    Đó là nỗi lo lắng của chị Trương Thị Mai Thanh, ngụ tại p.5, quận Gò Vấp, TP.HCM. Khi 2 lần chị đi làm giấy CCCD thì 2 lần chị đều nhận 1 câu trả lời giống nhau: “chị về đi, khi nào bàn tay của chị có vân tay thì mới làm được, giờ không còn ngón nào có vân tay thì sao làm”.

  • Sự nhầm lẫn giữa gàu và bệnh á sừng da đầuSự nhầm lẫn giữa gàu và bệnh á sừng da đầu

    Nhiều người đến khám trong trạng thái ngỡ ngàng, và không tin rằng “mình bị á sừng vảy nến”, bởi ngay từ ban đầu cứ nghĩ là “tưởng bị gàu nên không quan tâm mấy”. Vậy làm sao để xác định được đâu là gàu và đâu là bệnh á sừng vảy nến để điều trị sớm, tránh bệnh nhiều và nặng?

  • Bệnh vẩy nến có di truyền và lây cho người khác không?Bệnh vẩy nến có di truyền và lây cho người khác không?

    Nhiều bệnh nhân đến chữa trị bệnh vẩy nến tại Đông Y Bảo Thanh Đường và hay thắc mắc rằng bệnh vẩy nến có di truyền không? bệnh vẩy nến thì có lây cho người khác hay không? nay nhà thuốc đông y xin giải đáp thắc mắc cho bạn.

  • Bệnh vẩy nến thì nên và không nên kiêng gì?Bệnh vẩy nến thì nên và không nên kiêng gì?

    Như đã biết thì vảy nến là 1 loại bệnh gây khó chịu cho làn da và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống, tinh thần của người mắc phải vảy nến. Ngoài sự chăm sóc quan tâm tận tình của gia đình người thân thì quá trình ăn uống và dinh dưỡng và sinh hoạt cũng góp phần đẩy lùi bệnh tật.

Video clip giới thiệu về đông y Bảo Thanh Đường-video phong kham dong y bao thanh duong Clip: Video clip giới thiệu về đông y Bảo Thanh Đường Xem các video khác

Hình ảnh phòng khám đông y
Bảo Thanh Đường

Tuoitre - Bảo Thanh Đường, nơi xóa tan nỗi ám ảnh bệnh ngoài da

Báo Tuổi Trẻ Online nói về phòng khám Y Học Cổ Truyền Bảo Thanh Đường nơi chuyên chẩn trị bệnh ngoài da.

Người Mỹ nói về đông y Bảo Thanh Đường

Bất ngờ tôi gặp anh John (người Mỹ) hiện sống và làm việc tại Việt Nam; anh đã hết lời ca ngợi về 1 phương đông y gia truyền Bảo Thanh Đường nơi mà anh đã khỏi bệnh vẩy nến

Vnexpress - Bảo Thanh Đường - địa chỉ chữa trị bệnh ngoài da

Lương y Lê Đức Thảnh (Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bảo Thanh Đường) chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển nhà thuốc y học cổ truyền - một địa chỉ cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ngoài da.