Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa
Triệu chứng chính là mụn nước màu trắng trong có kích thước nhỏ bằng 1mm, chắc, nằm sâu, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ lên trên mặt da, đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn. Vị trí thường gặp nhiều nhất là ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay, hoặc chỉ gặp một chổ, lòng bàn chân và rìa ngón chân ít gặp hơn, bệnh thường có tính chất đối xứng.
Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô, ít khi tự vỡ, để lại một điểm dày sừng, màu vàng đục, tróc da. Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước sẽ đục, sưng đỏ, thường kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt. Bệnh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần, tróc vẩy rồi lành, nhưng cũng hay tái phát làm ảnh hưởng đến lao động, học tập.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa như : dị ứng hóa chất trong sinh hoạt : xăng dầu, mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xi măng, vôi; do nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với đất bẩn, nước bẩn; dị ứng với nấm kẻ chân; do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.
Phương pháp điều trị chữa bệnh chàm tổ đĩa tận gốc bệnh:
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, tránh chích lễ mụn nước, tránh gãi, chà xát làm tổn thương vùng da. Khi tổ đỉa bị nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm nếu bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Bảo Thanh Đường hiện khám miễn phí và chữa bệnh chàm tổ đĩa tại
-
HÀ NỘI 90 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: 024.3942.3585. -
TP. HỒ CHÍ MINH 210 Lê Lai, quận 1, TP HCM.
ĐT: 028.3925.2818. -
ĐÀ NẴNG 60A Lê Hồng Phong, Đà Nẵng.
ĐT: 0236.356.2037.